Không chỉ chống ngán sau Tết, một bát bún này có “hàng tá” vị thuốc quý, bảo sao đầu năm nhiều người mê

1 tháng trước 44
Quảng cáo: 052 8356789

PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh

Video: Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ về tác dụng của bát bún ốc và lý bash mọi người ăn bún ốc đầu năm.

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, nhiều người “nói không” với thịt mỡ, dưa hành mà tự làm hoặc tìm đến các quán bún ốc để thưởng thức món ăn này. Không ít người cho rằng việc ăn bún ốc đầu năm sẽ mang lại may mắn, nhưng dưới góc nhìn sức khỏe thì nó còn mang lại nhiều giá trị khác.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia dinh dưỡng, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, xét về mặt ẩm thực, mọi người chọn bún ốc vì quá ngán những món ăn giàu năng lượng, ngập tràn dầu mỡ. Hơn nữa, đây cũng là món khoái khẩu của nhiều người.

Có rất nhiều lý bash để mọi người chọn ăn bát bún ốc đầu năm. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Xuân Ninh, ngoài vị chua thanh nhẹ, bún ốc còn ít năng lượng, giàu dinh dưỡng. Một bát bún ốc chỉ có khoảng 200kcal, trong khi chỉ một góc của chiếc bánh chưng đã có tới 500kcal. So với phở bò, phở gà, bún chả, bún đậu thì bún ốc cũng ít năng lượng hơn.

Không chỉ vậy, bún ốc là món ăn kèm theo nước, các loại rau, gia vị... Đây cũng là món ăn dễ tiêu, phù hợp khẩu vị nhiều người nên không chỉ sau đợt nghỉ Tết mà ngày thường cũng được nhiều người lựa chọn.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội đông y Hà Nội) cho biết, ngoài việc chống ngán sau kỳ nghỉ Tết dài ngày thì bún ốc còn có sự kết hợp đa dạng của nhiều vị thuốc khác nhau. Một bán bún ốc ngoài thành phần chính là ốc và bún còn có nhiều loại rau gia vị rất tốt cho sức khỏe như tía tô, gừng, lá lốt, hành hoa… khi kết hợp với nhau sẽ trở thành món ăn bài thuốc hiệu quả.

Các loại gia vị ăn kèm bún ốc đều là những vị thuốc cực tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Lương y Đắc Sáng phân tích sâu hơn về các loại rau có thể làm thuốc trong bát bún ốc như sau: Lá lốt vị cay thơm, tính ấm, tác dụng làm tan hơi lạnh, ôn hóa hàn thấp (chất lạnh nhớt của ốc), giúp tiêu hóa. Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm trệ (chất nhớt của ốc), trừ tanh hôi, giải độc, dị ứng ốc cua cá (vô tình gặp phải ốc bị nhiễm độc chết). Hành hoa vị cay ngọt, tính ấm, làm tan khí lạnh, thông khí trệ, lợi thấp, giải cảm, sát trùng, thường dùng hành tươi cả củ lá, liều lượng không hạn chế. Hành là gia vị tuyệt hảo trong việc nấu nướng, không có hành món ăn sẽ mất ngon. Gừng tươi vị cay, tính ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.

Ngoài ra, trong ốc nhồi có chứa nguồn vitamin B phong phú cho cơ thể, canxi, chất béo và protid. Đây là loại thực phẩm có tính lạnh nên được dùng khi cơ thể bị nóng, khát, phù nề.

Chuyên gia cũng khuyến cáo nếu người dân không tự nấu được, đi ra hàng quán ăn cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. “Sau Tết các quán bún ốc thường rất đông, nên vấn đề an toàn thực phẩm đôi khi chưa được chú ý, vì thế tốt nhất mọi người nên tự chế biến. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng không nên lạm dụng. Vì ốc có tính lạnh dễ gây đầy bụng, ngoài ra ốc cũng lâu tiêu nên không nên ăn quá nhiều”, ông Sáng khuyên.

Công dụng của bún ốc - món ngon nhiều người ùn ùn đi tìm ăn sau Tết

Bún ốc - món ăn ngon nhiều người tìm sau dịp Tết hóa ra lại có nhiều lợi ích đến như vậy.

Tết - Yêu đi đừng sợ

Đọc toàn bộ bài viết